Chúa Nhật IV Mùa Chay A

Chúa Nhật IV Mùa Chay A

 1 Đi ngang qua, Đức Giê-su nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh.6 Nói xong, Đức Giê-su nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù,7 rồi bảo anh ta: “Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa” (Si-lô-ác có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được.8 Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: “Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?”9 Có người nói: “Chính hắn đó!” Kẻ khác lại rằng: “Không phải đâu! Nhưng là một đứa nào giống hắn đó thôi!” Còn anh ta thì quả quyết: “Chính tôi đây!”13 Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pha-ri-sêu.14 Nhưng ngày Đức Giê-su trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại là ngày sa-bát.15 Vậy, các người Pha-ri-sêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Anh trả lời: “Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy.”16 Trong nhóm Pha-ri-sêu, người thì nói: “Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát”; kẻ thì bảo: “Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy?” Thế là họ đâm ra chia rẽ.17 Họ lại hỏi người mù: “Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh?” Anh đáp: “Người là một vị ngôn sứ!”34 Họ đối lại: “Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư?” Rồi họ trục xuất anh.35 Đức Giê-su nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: “Anh có tin vào Con Người không?”36 Anh đáp: “Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?”37 Đức Giê-su trả lời: “Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây.”38 Anh nói: “Thưa Ngài, tôi tin.” Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người. Đó là Lời Chúa.

Suy Niệm:

Đây là một sự kiện được xem như ngẫu nhiên: một người trong dân, có tên là Giêsu, mà đám đông xem như là một vị tiên tri, gặp một người mù trên đường đi. Không cần người mù này xin xỏ bất cứ điều gì, Chúa Giêsu bôi bùn và nước miếng lên mắt anh ta, sau đó, bảo anh ta đi rửa ở hồ Siloê. Người mù đi rửa, nhìn thấy… và tin tưởng.

Điều đáng lưu ý là, không phải người mù từ thuở mới sinh đã thực hiện tiến trình đi về với Đức Kitô, nhưng chính Đức Kitô đã đến trước mặt anh ta.

Người mù được chữa khỏi về phương diện thể lý. Đó chỉ là một giai đoạn đầu tiên. Những người chứng kiến biến cố này, bị “sốc”, cứng lòng tin. Họ đặt con người này ra chất vấn, thử thách. Anh ta la to lên sự thật. Điều đó dẫn đưa anh đi xa hơn anh ta tưởng.

Biết rằng, anh ta bị “tấn công”, Chúa Giêsu trở lại gặp anh ta. Ngài tỏ mình ra cho anh ta. Ngài mời anh ta đi đến niềm tin. Người đã được trông thấy, giờ đây dấn thân hơn nữa về phía trước, trong ánh sáng. Anh ta để cho mình được lôi cuốn đi xa hơn, như Đức Kitô mong muốn, và anh ta đã tuyên xưng niềm tin: “Lạy Chúa, con tin!”.

Tất cả những người thiện chí đều gặp được Thiên Chúa như thế, trên con đường của mình.

Với mỗi người chúng ta, đã có hay sẽ có (bởi vì Thiên Chúa kiên nhẫn) một thời điểm mà cuộc đời có ý nghĩa và một hướng đi khác. Đó là chúng ta cảm nghiệm được rằng, Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Và chúng ta phải đáp lại tình yêu thương lớn lao đó cũng chính bằng tình yêu của chúng ta, được thể hiện trong cuộc sống.

Tuy nhiên, trước biến cố chữa lành người mù này, chúng ta nhận thấy có bốn thái độ được bày ra. Chúng ta có nhận ra chúng ta trong bốn thái độ này không?-  Và chúng ta có phải thay đổi, để trở thành những người tín hữu đích thực không?

Trước hết là những người quảng đại, nhưng còn đầy những thành kiến. Họ không ngần ngại đặt câu hỏi: tại sao con người này vị mù? Có phải tại nó phạm tội, hay tại cha mẹ nó?-

Thật là ghê tởm khi nghĩ về Thiên Chúa như thế. Đó là một hình ảnh hoàn toàn sai lạc về Cha trên trời. Sự đau khổ phải chăng là một hình phạt?- Có phải Cha chúng ta bắt chúng ta phải chịu những thử thách như thế không?- Chắc chắn là không. Chúa Giêsu rất rõ ràng. Tất cả những khốn quẫn là một lời kêu gọi gởi đến con cái Thiên Chúa, để chúng thực hiện “những công trình của Thiên Chúa Cha”, nghĩa là, yêu thương, chia sẻ, góp phần làm vơi nhẹ gánh nặng, chữa lành… nhưng người đang gặp khó khăn.

Thứ đến là thái độ của những người lân cận, và cha mẹ của người mù được chữa lành. Hiếu kỳ, ngạc nhiên, sau cùng là dửng dung. Nơ cha mẹ. là sự sợ hãi những phiền muộn, và thậm chí là sự hèn nhát.

Hình như con tim của chúng ta thỉnh thoảng cũng như thế. Mà, Phúc âm thì chỉ nói với những người đón nhận Phúc âm như là Lời của bản thân. Hãy nhìn lại xem, Phúc âm có chất vấn chúng ta thực sự không?- Chúa Giêsu ra dấu cho mỗi người trong chúng ta, không những qua những công trình tình yêu của Ngài, những lời nói của Ngài, mà còn qua những biến cố và những gặp gỡ trong đời sống thường ngày của chúng ta. Khi tìm kiếm ý nghĩa của chúng, nhiều khi cần đến sự can đảm, đôi khi cần đến những hành động anh hùng.

Thái độ thứ ba thì thê thảm nhất: những người Biệt phái. Tuy không phải là tất cả, họ tự giam mình trong sự ngoan cố thiên kiến đã ăn sâu trong tâm khảm. Họ không thể lay động, đổi mới. Họ quyết định rằng, Chúa Giêsu không phải là Ánh Sáng và Sự Sống, thì đối với họ, Chúa Giêsu mãi mãi không là Ánh Sáng và Sự Sống. Họ thật sự là những con người mù lòa thiêng liêng, không muốn nhìn thấy sự thật.

Tất cả chúng ta có phải là những “người biệt phái” không?- Chúng ta vẫn có thể đặt cho Chúa Giêsu câu hỏi cuối cùng, giống như họ, nhưng khiêm nhường, chân thật, lương thiện: “Lạy Chúa, chúng con có phải là những người mù không?”- Khi khiêm nhường nhận ra những khiếm khuyết của mình, chúng ta dễ nhận được lòng thương xót, sự tha thứ và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã từng tuyên bố: “ai thực hiện chân lý, thì đi đến Ánh Sáng”.

Sau cùng là thái độ của người mù được chữa lành. Anh ta đã lãnh nhận một dấu chỉ phi thường của tình yêu Thiên Chúa. Anh ta đã nhìn thấy. Thế nhưng, anh ta bước đi về hướng một Ánh Sáng khác, chính yếu và nội tâm. Anh ta càng ngày càng cô đơn trên con đường này. Bởi vì, đối với những người láng giềng, đó chỉ là một câu chuyện rao vặt gây ngạc nhiên. Đối với cha mẹ anh ta, thì anh ta chỉ là thêm một nỗi lo lắng.. Còn với những người biệt phái, anh ta trở thành một người bị loại trừ, một người bị “dứt phép thông công”…

Anh ta chỉ còn một mình Chúa Giêsu. Anh ta dám đặt câu hỏi, chỉ cho Ngài mà thôi: “Lạy Chúa, ai là Con Người (nghĩa là Đấng Cứu Thế),để tôi tin Ngài?- Chúa Giêsu nói với anh ta: “Con đã nhìn thấy ngài, và chính là Đấng đang nói với con”. Bấy giờ, anh ta tuyên xưng: “Lạy Chúa, con tin”, và anh ta phủ phục trước mặt Ngài.

Gần đến lễ Phục Sinh, trong hành trình đi đến với Đức Kitô phục sinh, Anh Sáng và Sự Sống của chúng ta, thử hỏi, đến lượt chúng ta, chúng ta có thể tuyên xưng sự xác tín của chúng ta “Lạy Chúa, con tin” hay không?

Nguồn: tinvui.org

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.