QUÊ HƯƠNG CÕI TRỜI CAO

Bạn đang đọc bài viết: QUÊ HƯƠNG CÕI TRỜI CAO trên website Đạo Công Giáo,

hãy tải ứng dụng Đạo Công Giáo để đọc những bài viết mới bằng chiếc điện thoại của mình một cách nhanh chóng nhất nhé.

QUÊ HƯƠNG CÕI TRỜI CAO

Văn hóa của dân tộc Việt Nam luôn kính trọng và đề cao “Trời”. Danh xưng “Trời” vừa để chỉ bầu trời ở trên đầu, vừa để chỉ một Đấng quyền uy, cao trọng đang ngự trên cao. Điều đó được diễn tả qua những câu nói quen thuộc trong đời sống: “Cầu Trời, khấn Phật”,

Văn hóa của dân tộc Việt Nam luôn kính trọng và đề cao “Trời”. Danh xưng “Trời” vừa để chỉ bầu trời ở trên đầu, vừa để chỉ một Đấng quyền uy, cao trọng đang ngự trên cao. Điều đó được diễn tả qua những câu nói quen thuộc trong đời sống: “Cầu Trời, khấn Phật”, “Lạy Trời mưa xuống…”, “Ông Trời có mắt”… Họ quan niệm “Trời” là Đấng nghe được tiếng kêu của con người và giúp bảo vệ công lý trên mặt đất. Khi gặp khó khăn, đau khổ người ta thường cầu cứu đến “Ông Trời” và tin rằng “Ông Trời” có đầy quyền năng, ảnh hưởng đến vận mệnh con người. Như thế đối với người dân Việt, “Trời” là một ý niệm quan trọng không thể thiếu.
Hôm nay, Giáo Hội long trọng mừng đại lễ Chúa Giê-su lên trời. Ngài vinh thăng lên cõi trời cao, Ngài trở về với Thiên Chúa Cha, trờ về với thế giới vốn thuộc về Ngài. “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ Trời xuống” (Ga 3,13). Sách Công Vụ kể lại, sau khi phục sinh, Đức Giê-su vẫn thường hiện ra với các môn đệ trong khoảng 40 ngày để dạy dỗ, an ủi họ. Bằng nhiều cách, Người muốn tỏ cho các môn đệ thấy là Người vẫn sống. Sự hiện diện đầy kiên nhẫn của Người đã củng cố, giúp họ thêm xác tín mạnh mẽ đến nỗi sau này họ sẽ thành những chứng nhân can trường, dám hy sinh cả mạng sống để làm chứng cho Thầy Giê-su. Tuy nhiên, Chúa Giê-su không hiện ra mãi, Người không ở luôn với các môn đệ. Khi thấy họ đã đủ vững mạnh, Chúa Giê-su nói lời tạm biệt. Trang Tin Mừng hôm nay là kết điểm, chấm dứt những lần Chúa Phục Sinh hiện ra với các môn đệ và mở ra một giai đoạn mới, giai đoạn các môn đệ lên đường loan báo Tin Mừng Phục Sinh.
Trong giây phút Thầy trò nói lời giã biệt, Chúa Giê-su đã trao lời di ngôn: “Chính anh em là chứng nhân về những điều này”, chứng nhân về một Đức Giê-su Ki-tô đã chịu khổ hình, chết và sống lại. Chứng nhân qua việc nhân danh Đức Giê-su mà rao giảng cho muôn dân, kêu gọi người ta sám hối để được ơn tha tội. Khoanh tay đứng nhìn trời không phải là thái độ của người môn đệ Giê-su, của người Ki-tô hữu. Sứ mạng làm chứng cho Đấng Phục Sinh vẫn đang chờ đợi họ, vì Đấng vừa được đưa lên trời sẽ có ngày trở lại trần gian, nên các Ki-tô hữu phải tiếp tục xây dựng trái đất và dọn lòng con người sẵn sàng nghênh đón Chúa.
Lễ Chúa Giê-su lên trời hôm nay nhắc nhở chúng ta về đích điểm của đời người, của lịch sử. Khi sống ở đời này, chúng ta có một quê hương và yêu mến quê hương ấy. Nhưng điều đó không khiến chúng ta lãng quên quê hương vĩnh cửu ở đời sau. “Còn chúng ta, quê hương chúng ta trên trời” (Pl 3,20). Thật ra không có sự xung đột giữa hai quê hương, hay giữa trời và đất. Công đồng Va-ti-can II (GS 43,1) khẳng định rằng niềm hy vọng vào trời chẳng những không làm giảm mà còn làm thêm động lực giúp chúng ta xây dựng một trái đất ấm no hơn, huynh đệ hơn, công bằng hơn, tuyệt diệu hơn. Đây là cách xây dựng Nước Trời ngay trên trần gian này, là con đường đưa ta lên cõi trời cao. Như thế, đất dẫn lên trời, trời nâng cao đất. Tuy nhiên, trong thực tế, vẻ quyến rũ của trái đất, của vật chất hữu hình vẫn cám dỗ con người và khiến con người mải mê quên đi quê hương đích thực. Xem ra khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì con người càng khó ngước mắt lên trời cao. Thánh Phao-lô khuyên nhủ: “Anh em hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới”, “Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới” (Cl 3,1-2). Hạ giới thì hấp dẫn và mời mọc, còn thượng giới thì lắm khi lại xa xôi, khó thấy, khó cảm, khó thương. Ki-tô hữu là người gắn bó với đất nhưng lòng vẫn phải bay bổng với trời cao.
Mừng lễ Chúa Thăng Thiên là mừng Đức Giê-su được tôn vinh, và đây cũng là dịp để con người thỏa mãn khát mong lớn lao nhất của kiếp người. Chúng ta hy vọng sẽ có ngày được chung hưởng vinh quang Nước Trời, bên cạnh Đức Giê-su. Đức Giê-su về trời nhưng đây không phải là một cuộc chia ly, xa cách. Trái lại, chính nhờ Người vinh thăng lên cõi trời cao mà Người trở nên gần gũi với mọi người và với từng người. Mỗi khi chúng ta suy gẫm biến cố Chúa Thăng Thiên, lòng chúng ta lại được mời gọi thêm yêu mến những sự trên trời.
Học viện Đa Minh.

Nguồn: tinvui.org

Bạn vừa đọc xong bài viết: QUÊ HƯƠNG CÕI TRỜI CAO, Tất cả những nội dung trên website này đều được chúng tôi cập nhật từ nhiều nguồn uy tín khác nhau và có trích lại nguồn của bài viết nên các bạn yên tâm đọc nhé.

Mọi chi tiếc đóng góp hay có yêu cầu khiếu nại về bản quyền xin vui lòng liên hệ về trang FaceBook của chúng tôi nhé.

Xin cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.