Sử dụng iPad như thế nào trong phụng vụ?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Ảnh: youthpinoy.com

Nhiều độc giả viết
thư góp ý thêm về bài của tôi ngày 12-6 về việc dùng iPad như một Sách lễ hoặc
Sách bài đọc. Thực tế, tất cả đều đồng ý với lập luận rằng truyền thống gìn giữ
các đồ vật thánh cho việc phụng vụ mà thôi có thể loại trừ các công cụ như là
iPad trong cung thánh. Một độc giả nhận xét: “Tất cả là vì sự thánh thiện,
hoặc bây giờ, là thiếu sự thánh thiện. Vì lý do tốt lành, Giáo hội đã trao cho
chúng ta các công cụ thích hợp (trong trường hợp này, là Sách lễ, Sách bài đọc)
để sử dụng, và thật buồn để nói rằng có những người muốn làm theo ý riêng họ,
bất kể là gì”.

Một số độc giả hỏi
về việc sử dụng các công cụ này (chẳng hạn iPad) trong các lĩnh vực khác của
phụng vụ. Một ca trưởng ở Mỹ nhận xét: “Con muốn nói với cha rằng con có
cả một thư viện âm nhạc trong iPad, và con chỉ sử dụng nó độc quyền trong việc
cử hành Thánh Lễ, như là một phần của thừa tác âm nhạc. Ngoài ra con không sử
dụng iPad này vào việc gì khác. Tuy nhiên, nếu ai đó nói với con rằng nó có thể
được linh mục dùng thay sách lễ, con thực sự phải suy nghĩ về điều đó. Nếu nó
là một sự lựa chọn duy nhất, Thiên Chúa chắc là muốn Lời Ngài được tuyên bố như
thế”.

Tôi thấy không có
trở ngại nào trong việc các nhạc sĩ và những người khác sử dụng các thiết bị
này, chẳng hạn iPad, thay vì phải dùng nhiều sách, tập nhạc và các bản sao.

Mặc dù độc giả
trên không nói rõ về điểm này, cần nhắc lại rằng trong khi chức năng phát lại
(playback) của các thiết bị này có thể được sử dụng để giúp học các bài thánh
ca mới trong khi tập hát, từ lâu Giáo hội đã cấm sử dụng bất kỳ hình thức âm
nhạc nào được thu sẵn trong phụng vụ, và việc cấm này không cho phép sử dụng âm
nhạc như thế trong thánh lễ.

Cuối cùng, một độc
giả ở bang California, Mỹ, đưa ra vài nhận xét thú vị: “Mặc dù iPad và các
phương tiện truyền thông điện tử khác đang ngày càng trở nên đáng tin cậy hơn
và thân thiện với người sử dụng, khả năng xảy ra sự cố hoặc lỗi của người sử
dụng thiết bị là có thực (tôi nghĩ về các vấn đề micro hú tại một số giáo xứ).
Mặc dù các trường hợp này là các vấn đề có thể giải quyết được (pin không được
sạc, nhấn sai phím điều khiển, giảm âm lượng), các vấn đề đòi hỏi sự chú ý và
một sự đáp trả am hiểu và lanh lẹ. Tôi nghĩ rằng việc sử dụng các phương tiện
truyền thông điện tử trong phụng vụ công cộng sẽ có một sự xao lãng và rối trí,
có lẽ là một sự xao lãng không phù hợp. Các ca trưởng sử dụng công nghệ chủ yếu
là không có vấn đề, nhưng họ không cử hành Thánh Lễ. Tôi là người mắt kém, nên
may mắn sử dụng một iPad khi đi xa. Việc sử dụng một iPad sẽ giúp việc hát các
bài thánh ca chưa quen thuộc, nhưng tôi cử hành Thánh lễ thuộc lòng. Tôi đọc
trước các bài đọc ở nhà trước Thánh Lễ, trên màn hình máy tính chữ lớn. Do đó,
khi tôi nghe các bài đọc trong Thánh Lễ, tôi có thể hiểu hoàn toàn. Xin lỗi cha
vì tôi viết dài dóng, nhưng tôi muốn cha biết tôi đánh giá cao công nghệ biết
bao trong việc phụng tự của tôi, nhưng tôi thấy nó có thể gây xao lãng”.

Tôi cũng nghĩ vậy.
Một linh mục mắt kém có thể sử dụng các thiết bị ấy để cử hành Thánh lễ, mặc
dầu giáo luật có các giải pháp khác có sẵn (chẳng hạn như cho phép linh mục học
thuộc lòng nghi thức một Thánh lễ, và cử hành Thánh lễ mỗi ngày với nghi thức
ấy).

Một sự cho phép
tổng quát về việc sử dụng thiết bị điện tử (chẳng hạn iPad) trong mọi trường
hợp như vậy phải được cân nhắc cẩn thận. Như câu ngạn ngữ pháp lý nói
“Trường hợp khó làm luật thành xấu”, luật phụng vụ có nhiều sự cho
phép trong các trường hợp đặc biệt, vốn được dần dần mở rộng vào sự áp dụng
rộng rãi, hoặc thậm chí sự lạm dụng nữa.

Nguyễn Trọng Đa(Vietcatholic 1.7.2012/ Zenit
26.6.2012)

nguồn: conggiao.info

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.