ƠN BẤT KHẢ NGỘ

Hỏi : Xin cha giải đáp việc Đức Giáo Hoàng Phanxicô rửa chân cho phụ nữ thì ngài có được ơn bất khả ngộ hay không ?.

Trả lời :

Tôi đã có dịp trả lời trong một bài viết trước  về việc
Đức Giáo Hoàng Phanxicô  rửa chân cho phụ nữ trong Tuần Thánh, và đã
nói rõ là việc rửa chân này chỉ là một nghi thức (rite)- chứ không phảỉ là một
bí tích hay á bí tích nào. Mục đích của nghi thức này là để  nhắc lại
việc Chúa Giêsu đã rửa chân cho Nhóm Mười Hai Tông Đò trong Bữa Ăn sau cùng của
Chúa với các ông trong đó Chúa đã lập hai Bí Tích rất quan trọng là Bí Tích
Thánh Thể ( Eucharist) để “  Thầy ở lại
cùng  anh  em  mọi  ngày cho
đến  tận thế.”
( Mt 28:20) và Bí Tích Truyền Chức Thánh ( Holy
Orders) để 
anh  em  làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.” 
( Lc 22: 19)

Như vậy việc rửa chân không phải là cử hành một bí tích, hay một
nghi thức  phụng vụ nào buộc phải có  trong Nghi thức phụng
vụ ngày Thứ Năm Tuần Thánh,  được cử hành ở khắp nơi trong Giáo Hội
để kỷ niệm ngày Chúa lập Phép Thánh Thể và Chức Linh mục thừa tác ( Ministerial
Priesthood) như  đã nói ở trên.

Chúa rửa chân cho các Tông Đồ để dạy họ  khi đó và tất
cả chúng ta ngày nay bài học đích đáng về  khiêm  nhường ,
bác ái và phục vu

.Khiêm nhường vì “ nếu
Thầy là Chúa,  là Thầy mà còn rửa chân cho anh  em, thì
anh  em cũng phải rửa chân cho nhau”,
 ( Ga 13: 14).

Chắc vì dựa vào lời Chúa trên đây, mà nhiều giáo xứ  ở
Mỹ, người ta đã rửa chân cho nhau trong nhà thờ ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Bác ái và phục vụ, vì “  Thầy
(Con Người)  không đến  để được người ta phục
vụ  nhưng là để  phục vụ và hiến dâng mạng sống mình làm
giá chuộc cho muôn người.”
 ( Mt 20: 28)

Đó là tất cả ý nghĩa của việc Chúa rửa chân cho các Tông Đồ xưa
kia mà nay Giáo Hội hằng năm nhắc lại  vào dịp Lễ Thứ Năm Tuần Thánh
để kỷ niệm ngày Chúa lập  hai bí tích rất quan trọng là Bí Tích Thánh
Thể và Bí Tich Truyền Chức Thánh trong Bữa Ăn cuối cùng của Chúa với Nhóm Mười
Hai Tông Đồ.

Nói rõ hơn, việc rửa chân- như đã nói ở trên, không phải là một
cử  hành phụng vụ,  nên không buộc phải làm mỗi năm, và
giáo dân cũng không buộc phải tham  dự để được lãnh lợi ích thiêng
liêng nào.Ở Tổng Giáo Phận Galveston-Houston,  Texas Hoa kỳ, không có
nghi thức rửa chân trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.

Từ ba năm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô  đã rửa chân
cho cả phụ nữ và  người không có Đạo nữa. Đây  là theo ý
muốn riêng của ngài. Chúng ta không dám có ý kiến gì về việc này, và ngài cũng
không bắt buộc Giáo Hội phải theo sáng kiến riêng của ngài. Ai muốn làm
thì  tùy  ý.

Nhưng việc rửa chân này hoàn toàn không liên can gì đến ơn bất khả
ngộ ( Infallibility) mà Đức Giáo Hoàng nói riêng, và các Giám mục trong Giáo Hội
nói chung , hiệp thông với ngài được hưởng khi dạy dỗ tín hữu những gì có nội
dung tín lý ( dogma) và luân lý hay phong hóa ( moral).

Thật vậy, Công Đồng Vaticanô I ( 1869-70) đã long trọng tuyên bố
là Đức Giáo Hoàng được ơn bất khả ngộ khi ngài dạy từ ngai Tòa Phêrô ( Ex
cathedra) bất cứ điều gì có liên hệ đến hai lãnh vực quan trọng là đức tin và
luân lý, nhờ ơn đặc biệt Chúa Thánh Thần  ban cho người kế vị Thánh
Phê rô với  trọng trách cai quản và dạy dỗ chân lý đức tin và luân
lý  buộc mọi người trong Giáo hội phải tuân theo để đươc cứu độ nhờ
công  nghiệp cứu chuộc của Chúa Kitô,Đấng  đã hứa:

     “ Ai  yêu mến Thầy,
thì  sẽ giữ lời  Thầy

       Cha của Thầy sẽ yêu mến
người ấy

Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” ( Ga 14: 23)

Nói rõ hơn, trong tuyên ngôn Pastor Aeternus ( số 4) Công Đồng
Vaticanô I đã minh xác Đức Giáo Hoàng được ơn bất khả ngộ ( không thể sai lầm)
khi ngài dạy dỗ với tư cách là Chủ Chăn và Tiến  sĩ  Hội
Thánh  ( Pastor &Doctor) những gì thuộc hai phạm vi đức tin và
luân lý ( phong hóa=moral) buộc Giáo Hội hoàn vũ ( Universal Church ) phải tuân
theo và thi hành.

Công Đồng Vaticanô  II ( 1962-65) trong Hiến Chế Tin lý
Ánh Sáng muôn dân ( Lumen Gentium, số 25) cũng dạy rằng : các giám mục hiệp
thông  với  Giám mục Rôma- tức Đức Giáo Hoàng, Thủ lãnh Giáo
Hội Công Giáo hoàn vũ, cũng được chia sẻ ơn bất khả ngộ, khi các ngài thông
hiệp với  Thủ lãnh của mình là Đức Giáo Hoàng, để dạy dỗ các tín hữu
những gì thuộc hai lãnh vực đức tin và luân lý, buộc phải tin và thi hành cho
được rỗi  linh hồn.

Công Đồng nói thêm về ơn bất khả ngộ của Đức Giáo Hoàng như sau:

 “ Chúa Cứu Thế đã muốn cho Giáo Hội của Người bất khả ngộ (
không sai lầm) khi xác định giáo thuyết về đức tin và luân lý(phong hóa); ơn
bất khả ngộ này có phạm vi rông rãi tùy theo kho tàng Mặc Khải mà Giáo Hội phải
bảo toàn cách thánh thiện và phải trình bày cách trung thực . Giám mục Roma, vị
thủ lãnh của Giám Mục Đoàn, hưởng ơn bất khả ngộ đó do nhiệm vụ của mình với tư
cách là chủ chăn và tiến sĩ tối cao của mọi Kitô hữu. Ngài củng cố
anh  em của mình vững mạnh trong đức tin (Lc 22:32)công bố giáo
thuyết về đức tin và luân lý băng môt phán quyết chung thẩm.”( x. LG số 25)

Như thế, việc rửa chân cho phụ nữ không dính dáng hay liên quan gì
đến ơn bất khả ngộ mà Đức Giáo Hoàng và các Giám mục hiệp thông với ngài được
hưởng để dạy dỗ không sai lầm về các chân lý đức tin và luân lý. Nghĩa là chỉ
trong hai phạm vi này các ngài mới được hưởng ơn bất khả ngộ mà thôi.

Ngoài  hai phạm vi trên, Đức Giáo Hoàng có thể sai lầm
khi tuyên bố điều gì về các lãnh vực, chính tri, kinh tế, văn hóa, khoa học…
Nghĩa là chúng ta không buộc phải nghe ngài nói điều gì về các lãnh vực trên.
Chỉ buộc phải nghe và thi hành những gì ngài dạy trong hai phạm
vi  đức tin và luân lý mà thôi.

Ước mong những giải đáp trên đây thỏa mãn câu hỏi được đặt ra.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

nguồn: conggiao.info

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.