Bừng cơn mê!

Vụn Vặt Suy Tư Thời Mắc Dịch Corona-China:

Anh Bần cố nông chính hiệu

Đất rộng nhưng nghèo…

‘Tất đất tấc vàng’ phải thanh luyện qua
mấy đời đói khổ mới manh nha thành hiện thực.

Khi đất thành vàng, bỗng nhiên Anh ngồi
trên đống vàng.

Anh bán đất, xây nhà, mua sắm… ‘Trung Tâm’
hưởng thụ văn minh hội tụ chỗ Anh.

Anh không có học. Chữ mẹ đẻ anh biết dạng
đánh vần a-b-c… Chẳng quan trọng. Tri thức mà đói nghèo thì là rác rưởi. Tri
thức không bằng tiền!

Nhưng anh lại chơi ngông.

Tậu hẳn giàn vi tính hàng chục chiếc, mở
tiệm vi tính trên vùng quê thôn xã.

Có lẽ nói ‘chơi ngông’ có phần oan cho
anh. Anh muốn đưa Ánh sáng Văn minh cho lớp trẻ, cho thôn quê phần lớn vẫn
nghèo khổ…

Lý tưởng anh tốt, tốt lắm!

Nhưng xem ra ‘lý tưởng’ quang vinh tốt đẹp
ấy chỉ là mớ lý thuyết…

Và căn xét ‘con đường nhận thức chân lý’
ngàn đời tiền nhân: Xem Quả biết Cây thì Anh là chất xúc tác thiết yếu đầu độc
cái gian dối, trộm cắp, lười học tập cho lớp Trẻ… đang bộc phát và rộ phát
nơi thôn quê bần cố nông.

Không ít Phụ huynh lo lắng!

Lúc đầu lương tâm anh có chút áy láy…

Nhưng đồng tiền ‘ngồi mát ăn bát vàng’ vội
lên ngôi chúa, nhanh chóng chiếm ngôi ngôi ‘độc chủ’ rồi duy chủ.

Ai phạm tội mặc ai còn Anh làm ăn hợp
pháp… miễn sao đến tiệm Net sòng phẳng, tiền trao cháo múc…

Đời sống cung phụng, giầu có… tôi
luyên Anh thành con người mới- bê tông cốt thép… Anh vội quên gốc ‘bần cố
nông’, quên người cha bỏ thế giới văn minh vào Rừng rú theo cách mạng, rồi chết
mất xác trong Rừng do đói và sốt rét. Anh quên gia đình có truyền thống cách mạng…

Và một khi quên- đánh mất ‘bản gốc’- cái
‘truyền thống’ Anh hiện hình một ông chủ độc đoán, duy ý chí… cứng nhắc. Anh
cho mình là Chân lý, là toàn đúng… đạt chuẩn đỉnh cao, quang vinh muôn năm.

Tôi đến thăm Anh…

Thùng máy chủ vi tính đã gỡ tung…

Cả cái màn hình cũng bị… lột truồng.
Lòng, gan, phổi phèo … phơi bụng máy tính.

Vài cái máy khách cũng đang chung cảnh..
phơi bụng.

Tay Anh cầm múa, kìm, mỏ lết… cả cây
xà beng cậy cửa sắt, bê tông…

– Dì mà ghê vậy Anh? Máy bị sao mà phải
dụng ‘bạo lực’ thế?

– Máy hư, nghe nói bị virus gì đấy phá
hoại, thật khó chịu…

Rồi anh lý giải phải ‘vận dụng’ lực lượng
chiến đấu: Ngày trước cái Đài không nghe được, vỗ mạnh máy ‘bộp bộp’ mấy cái lại
nghe tốt… Nghe nói ổ gốc virus tập trung chỗ này này (ổ cứng máy chủ, nv)…,
đang tìm cách mở ổ virus ấy, diệt phát tận ổ… Không banh bụng được như cái
đài cho vài búa là chết hết.

Tớ đang định nói: Diệt virus mà dùng
búa, kìm… là Anh sai rồi.

Bất chợt tiếng sấm nổ vang trời, mái tôn
nổ lộp cộp liên hồi như hàng ngàn viên đá ai đó ‘xấu bụng’ ném liên tục

Tôi bừng dậy!

Hú hồn… Một giấc mơ!

Tớ cảm ơn trận mưa, nếu không có sấm nổ
đất rền, trận mưa đá lần đầu tiên thấy trong cuộc đời, có lẽ giấc mơ sẽ dẫn đến
cái kết bi kịch, thêm bi kịch, vì có thêm nạn nhân ‘đổ máu’ là… tớ.

Cứ theo diễn tiến giấc mơ:

Tớ sẽ nói toạc ra câu định nói: ‘diệt
virus mà dùng công cụ ‘bạo lực’ thế là Anh sai rồi…’

Một con người ngạo kiêu không biết sợ thần
thánh, cho mình là chân lý, lại vong thân do đánh mất bản gốc- truyền thống…,
lại có sẵn dụng cụ bạo lực trong tay (búa, kìm…), nếu ai đó dám nói sự thật
‘sai rồi!’ chắc chắn Anh sẽ giáng một búa vào đầu.

Nhưng chắc tớ không sao…

Bởi tớ vẫn đội nồi cơm điện loại nón bảo
hiểm an toàn nhất, chất lượng nội địa Nhật Bản…

 Song tớ chợt buồn khi đối diện thực cảnh…

Con virus Corona- China, loại virus mong
manh không tự mình sống được… Thế mà vẫn đang ngạo nghễ trước Thế giới văn
minh đỉnh cao, đã- đang loại bỏ Ông Trời- lại khốn đốn, hốt hoảng, bế tắc….

Và biết đâu, đây đó đang chống- diệt
Virus bằng phương pháp- dụng cụ bạo lực… Có cái gì đó chưa hù hợp!

Và biết đâu, đang tự hủy diệt thành quả văn
minh của chính mình.

Dường như con siêu virus Corona- China
đang cười nắc nẻo ngạo nghễ với ‘vương niệm’ phát tỏa hào quang.

 Bao giờ Nhân sinh mới bừng cơn mơ!

Lm. Đaminh Hương Quất

nguồn: conggiao.info

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

For security, use of Google's reCAPTCHA service is required which is subject to the Google Privacy Policy and Terms of Use.

I agree to these terms.